Hình thức tài trợ thường gặp

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 68 | Cật nhập lần cuối: 7/6/2024 1:18:00 PM | RSS

Tài trợ là gì: Tài trợ là việc cung cấp nguồn lực về tài chính, vật chất (hiện vật, hiện kim), hoặc thậm chí là nỗ lực và thời gian cho một cá nhân, tổ chức hoặc doanh nghiệp để hỗ trợ cho một dự án, một sự kiện hoặc một hoạt động nào đó. Tài trợ thường được coi là một hình thức marketing tiếp thị quảng bá (PR) hiệu quả mà các tập đoàn, nhãn hiệu có xu hướng sử dụng phổ biến, trong đó một công ty trả cho tất tần tật hoặc một số chi phí liên quan đến một bản kế hoạch hoặc chương trình để đổi lấy sự công khai lan tỏa tích cực.

Vai Trò của tài trợ: Tài trợ rất quan trọng trong việc xây dựng và phát triển hình ảnh, thương hiệu của một tổ chức hoặc công ty. Bằng việc tài trợ cho các sự kiện, hoạt động xã hội, hoặc các chương trình, tổ chức tài trợ không chỉ giúp công chúng làm quen với các sản phẩm mới mà họ cung cấp mà còn xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với công chúng thông qua việc tăng cường sự hiểu biết và tình cảm đối với hoạt động của tổ chức.

Tài trợ cũng thể hiện sự thiện chí của tổ chức và công ty đối với các vấn đề xã hội. Bằng cách tham gia vào các hoạt động xã hội, tổ chức tài trợ có thể tạo ra ấn tượng tích cực trong cộng đồng và gây ra hiệu ứng tích cực đối với công chúng và người tiêu dùng. Điều này có thể giúp tạo ra lòng tin và ủng hộ từ khách hàng, đặc biệt là từ những khách hàng mục tiêu mà tổ chức muốn tiếp cận.

Hoạt động tài trợ còn giúp nâng cao sự yêu mến của khách hàng mục tiêu đối với thương hiệu hoặc sản phẩm của tổ chức tài trợ. Việc được liên kết với các hoạt động tích cực và ý nghĩa có thể tạo ra sự ấn tượng sâu sắc và giúp thúc đẩy mối quan hệ với khách hàng, từ đó tăng cường sự tôn trọng và ủng hộ cho tổ chức trong mắt công chúng.

Ưu điểm của tài trợ: Cơ hội mở rộng: Khi doanh số của doanh nghiệp tăng sẽ làm gia tăng lợi nhuận. Như vậy, thương hiệu có thể mở rộng quy mô hoạt động và đa dạng hóa sản phẩm tới nhiều đối tượng khách hàng hơn.

PR một cách tích cực: Nhờ vào tiếp thị tài trợ, doanh nghiệp có cơ hội cải thiện danh tiếng của mình và có thể thúc đẩy doanh số.

Nhận thức về thương hiệu: Khi thương hiệu tham gia tài trợ, doanh nghiệp có thể gia tăng độ phủ thương hiệu và được công chúng biết đến nhiều hơn.

Hình thức tài trợ thường gặp:

• Tài trợ cho các hoạt động thể thao: Thể thao là một lĩnh vực thu hút sự chú ý lớn từ công chúng, do đó, các công ty thường tài trợ cho các sự kiện thể thao như giải đấu, giải đua, hay các đội thể thao. Họ có thể cung cấp tài trợ bằng tiền bạc hoặc các hiện vật như dụng cụ thi đấu, trang phục…

• Tài trợ cho các sự kiện văn hóa: Đây là hình thức tài trợ cho các sự kiện như xuất bản sách, các chương trình âm nhạc, nghệ thuật, triển lãm, hội chợ. Công ty thường muốn liên kết thương hiệu của họ với các sự kiện văn hóa để tăng cường hình ảnh và tạo sự nhận diện.

• Tài trợ cho các hội nghị chuyên đề, các hội thảo khoa học như y tế, dược phẩm, và dịch vụ tài chính thường sử dụng hình thức này để quảng bá thương hiệu và sản phẩm của họ.

• Tài trợ cho các hoạt động mang tính nhân đạo như phẫu thuật nụ cười, hiến máu nhân đạo. Điều này giúp tạo ra ấn tượng tích cực và tăng cường lòng tin từ cộng đồng.

• Tài trợ cho các hoạt động giáo dục và đào tạo như trang thiết bị, máy móc cho các trường học, cũng như trao học bổng cho học sinh, sinh viên xuất sắc. Điều này giúp tăng cường mối quan hệ với cộng đồng và xây dựng hình ảnh tích cực cho công ty.

• Tài trợ cho các sự kiện ở địa phương và các dịch vụ như lễ hội, sự kiện thể thao, hoặc các dịch vụ công như công viên, đường phố. Điều này giúp tạo ra sự gắn kết với cộng đồng và tăng cường hình ảnh công ty trong khu vực địa phương.

• Tài trợ trong thương mại (Trade Finance) là một phần quan trọng của hoạt động kinh doanh quốc tế, hỗ trợ cho các giao dịch mua bán hàng hóa và dịch vụ giữa các doanh nghiệp. Mục tiêu chính của tài trợ thương mại là giúp các doanh nghiệp có nguồn tài chính ổn định để thực hiện các giao dịch mua bán quốc tế một cách hiệu quả và an toàn, phổ biến của tài trợ thương mại là tài trợ thương mại xuất/nhập khẩu, mà trong đó ngân hàng đóng vai trò trung gian giữa người mua và người bán trong các giao dịch quốc tế. Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu, tài trợ thương mại giúp họ nhận được thanh toán nhanh chóng từ phía người mua, trong khi đối với các doanh nghiệp nhập khẩu, tài trợ thương mại cung cấp sự linh hoạt trong việc thanh toán và giảm thiểu rủi ro tài chính. Ngoài ra, tài trợ thương mại còn bao gồm các hình thức như tài trợ thương mại nội địa, tài trợ thương mại quốc tế và bảo lãnh nhận hàng. Tùy thuộc vào nhu cầu và điều kiện cụ thể của từng giao dịch, các doanh nghiệp có thể lựa chọn các hình thức tài trợ thương mại phù hợp nhất.